Trong một thế kỷ qua, nhiều loài cây ở Mỹ đã dịch chuyển hàng trăm km về phía bắc do không chịu được hiện tượng tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính gây nên.
Các sông băng ở Nam Cực tan chảy với tốc độ và phạm vi lớn hơn nhiều so với tính đoán của giới khoa học và tình trạng này có thể khiến mực nước biển tăng trên khắp hành tinh, nhấn chìm nhà cửa của hàng trăm triệu người.
Các kiến trúc sư Mỹ vừa công bố thiết kế tòa nhà đặc biệt mang tên CO2 Scraper để đối phó với tình trạng ấm lên toàn cầu, bằng cách tạo ra những cánh rừng nằm cách mặt đất vài trăm mét.
Giấy vệ sinh siêu mềm là thứ mà chúng ta chỉ sử dụng trong vài giây, song những tác động tiêu cực của nó đối với môi trường có thể kéo dài hàng thế kỷ, hơn cả một chiếc ôtô.
Một tạp chí về môi trường tại Pháp cho rằng, Thủ tướng Anh Gordon Brown gián tiếp tạo ra nhiều khí thải carbon hơn các nguyên thủ khác tại châu Âu do ông thường xuyên sử dụng máy bay loại lớn đi công cán.
Một thành phố cảng ở phía bắc Đan Mạch quyết tâm trở thành nơi đầu tiên trên thế giới không sử dụng xăng, dầu, than đá và các dạng nhiên liệu hóa thạch khác trong 7 năm tới.
Mỗi năm Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu 10 đến 20 bệnh nhân ngộ độc do hít phải khí than. Bên cạnh những ca tử vong, có không ít người không thể trở lại bình thường do não bị ảnh hưởng.
"Ngộ độc khí than là do thiếu oxy não nên người bị nặng sẽ tử vong, còn người sống được thì lại mất trí tuệ", TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trao đổi với báo chí, ngày 18/3.