|
|
| | |
| Châu Á có nguy cơ thiếu lương thực nghiêm trọng Liên Hợp Quốc khẳng định châu Á có thể đối mặt với tình trạng thiếu lương thực triền miên nếu không tiến hành một cuộc cách mạng triệt để trong thói quen sử dụng nước. Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) và Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) cùng tiến hành nghiên cứu về tình trạng sử dụng nước ở châu Á trong nhiều năm. Hai tổ chức ước tính rằng châu Á sẽ có thêm 1,5 tỷ dân trước năm 2050. Vì thế việc đáp ứng nhu cầu lương thực cho tất cả người dân sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, các chính phủ rất khó mở rộng diện tích đất canh tác. Điều đó có nghĩa là để tăng thêm sản lượng lương thực, chúng ta buộc phải quản lý đất đai và các nguồn nước hiệu quả hơn. Báo cáo của FAO và IWMI cảnh báo rằng nhiều quốc gia đang phát triển tại châu Á sẽ phải nhập khẩu gạo, ngô và lúa mì từ châu lục khác nếu họ không thay đổi cách thức tưới tiêu. Trong khi đó, giá ngũ cốc sẽ tiếp tục tăng lên do tình trạng không ổn định trên các thị trường lương thực quốc tế. "Nhu cầu lương thực của châu Á sẽ tăng gấp đôi trước năm 2050. Các chính phủ chỉ có thể dựa vào ngoại thương để đem về những loại ngũ cốc mà họ cần. Nhưng nhập khẩu quá nhiều lương thực sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển", Colin Chartres, tổng giám đốc IWMI, phát biểu. Theo Chartres, cách duy nhất để thay đổi viễn cảnh đen tối là cải tạo tất cả các hệ thống thủy lợi ở châu Á. Các hệ thống này phụ thuộc vào nước bề mặt, song phần lớn đã xuống cấp trầm trọng do không được cải tạo và nâng cấp. Châu Á sở hữu tới 70% diện tích đất được tưới tiêu của thế giới. Báo cáo cho biết, hàng trăm triệu nông dân phải tự chịu trách nhiệm về việc đưa nước vào đồng ruộng của họ. Phần lớn nông dân chỉ sử dụng những thiết bị bơm nước lạc hậu và không hiệu quả. Tuy nhiên, họ lại có thể lấy một lượng nước không hạn chế vào ruộng khiến các nguồn nước nhanh chóng cạn kiệt. "Sự thờ ơ của chính phủ đối với tình trạng sử dụng nước hoang phí trong hoạt động thủy lợi khiến mực nước ngầm liên tục giảm mạnh trong vài năm gần đây. Nếu thói quen này vẫn tiếp diễn, khủng hoảng lương thực sẽ bùng phát trên khắp châu Á. Chúng ta điều hiểu rằng khi người dân đói, xã hội sẽ trở nên bất ổn", Tushaar Shah, một nhà khoa học của IWMI, nhận xét. Báo cáo kết luận rằng các chính phủ châu Á phải hợp tác với khu vực kinh tế tư nhân để nâng cấp các hệ thống thủy lợi, đầu tư vào các biện pháp sử dụng nước hiệu quả và tiên tiến. "Nếu cứ sử dụng nước bừa bãi như hiện nay, khu vực Nam Á sẽ cần thêm 57% nước để tưới tiêu đồng ruộng, trong khi các nước Đông Á cần thêm 70%. Trong bối cảnh cả đất và nước ngày càng trở nên quý giá như hiện nay, một kịch bản như thế chẳng bền vững chút nào", báo cáo viết. FAO và IWMI nhấn mạnh rằng các nhà khoa học của họ chưa tính tới tác động của biến đối khí hậu. Chắc chắn tình trạng ấm lên của trái đất sẽ khiến lượng mưa giảm đi trong vài thập kỷ tới.
| |
| | |
|
|
Chuyển đến trang [trước] 1, 2, 3 ... 31, 32, 33, 34 [sau]
|
|
|
Giá vé trẻ em: 30.000đ/vé (Đối với người có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 1,3m)
Giá vé người lớn: 50.000đ/vé (Đối với người có chiều cao lớn hơn 1,3m)
|
|
|