Mực nước một số dòng sông quan trọng nhất trên hành tinh đã giảm đáng kể trong hơn 50 năm qua, theo một nghiên cứu quy mô lớn của các nhà khí tượng thủy văn tại Mỹ.
Kể từ năm 1970, Ngày Trái đất được tổ chức thường niên vào 22/4, trong đó sinh viên các trường đại học khắp nước Mỹ tụ họp và tăng cường hiểu biết về sự suy thoái của môi trường. Sự kiện này cũng diễn ra tại một số nước khác.
Hít thở không khí ô nhiễm trong thời gian ngắn có thể khiến vài gene biến đổi. Tác động này làm tăng nguy cơ mắc ung thư và nhiều bệnh khác theo các nhà khoa học Italy mới công bố.
Quan chức cao cấp về biến đổi khí hậu của chính phủ Anh khẳng định rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ giảm nếu người dân bỏ bớt thịt cừu và bia trong bữa ăn hàng ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Steven Chu hôm qua thông báo chính quyền Obama muốn phủ sơn màu trắng lên các mái nhà, đường xá và vỉa hè để giảm bớt tốc độ biến đổi khí hậu.
Theo một nghiên cứu toàn diện nhất về tác động của hiệu ứng nhà kính, mỗi năm tình trạng ấm lên toàn cầu cướp đi sinh mạng của khoảng 300.000 người và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hàng trăm triệu người khác.
Nếu tất cả nông dân tại các nước nghèo được hỗ trợ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, lượng khí thải gây biến đổi khí hậu sẽ giảm xuống đáng kể. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp hàng trăm triệu người thoát cảnh đói nghèo.
Khoảng 100 nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đã tới trụ sở Liên Hợp Quốc hôm qua để thảo luận về các biện pháp ngăn chặn tình trạng ấm lên của trái đất. Đây là hội nghị cấp cao nhất về biến đổi khí hậu từng được tổ chức.
Cựu thủ tướng Anh Tony Blair khẳng định một hiệp ước quốc tế về cắt giảm khí thải carbon không những giúp nhân loại ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu, mà còn còn có thể tạo ra khoảng 10 triệu việc làm.
Tự nhiên sử dụng một chất có khả năng phá hủy tác nhân gây ô nhiễm để làm sạch không khí, nhưng cho tới nay loài người vẫn chưa tìm ra chất này. Nhiều nhà khoa học cho rằng bầu khí quyển của quả đất có khả năng tự làm sạch. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khí đốt và chất gây ô nhiễm ở tầng thấp nhất trong khí quyển bị phân hủy nhờ các phân tử mà người ta gọi là gốc hydroxyl (OH). Gốc OH (có hoạt tính cao) được tái tạo liên tục trong khí quyển nhờ các phản ứng với hơi nước và nitơ oxit – hai chất tồn tại trong không khí. Những phản ứng đó phá vỡ các chất gây ô nhiễm. Vì thế, có thể coi quá trình này là một cơ chế tự làm sạch của tự nhiên. Nhưng khi gốc OH được tái tạo bởi nitơ oxit, phản ứng sẽ tạo ra khí ozone – một chất độc hại và có thể gây hiệu ứng nhà kính. Như vậy, nếu một nơi có nhiều gốc OH thì nồng độ ozone ở đó cũng cao.