Vuon thu Ha Noi - Hanoi Zoo | Tin tức | Thiên nhiên & Môi trường | Tin Quốc tế
Liên hệ | English Trang chủ

     Thiên đường nhiệt đới đoạn tuyệt với xăng

Quốc đảo Tavalu nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương muốn ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sản xuất điện từ năng lượng tái sinh trước năm 2020.
Xem tiếp...
  

     Cây táo Newton sắp chết

Hàng nghìn cây cổ thụ tại nước Anh, trong đó có cây táo gắn liền với định luật vạn vật hấp dẫn của nhà khoa học thiên tài Isaac Newton, đang chết dần do ô nhiễm môi trường, phát triển đô thị và biến đổi khí hậu.
Xem tiếp...
  

     15 sinh viên trở thành 'Đại sứ Môi trường Bayer 2009'

Chiều 5/8, 15 sinh viên xuất sắc từ cuộc thi đề xuất giải pháp môi trường với chủ đề "Hướng đến một hành tinh xanh - Cộng đồng cần sự góp sức của bạn" được trao tặng danh hiệu "Đại sứ Môi trường Bayer 2009".
Xem tiếp...
  

     Bắc Cực mất khối băng gấp 3 lần nước Bỉ mỗi ngày

Những hình ảnh từ vệ tinh của Mỹ cho thấy khoảng 100.000 km vuông băng ở Bắc Băng Dương tan chảy trong ngày hôm qua.
Xem tiếp...
  

     Hiểm hoạ từ lò đốt rác Trung Quốc

Tại một đô thị đang phát triển ở đông nam Trung Quốc mọc lên lò đốt rác đồ sộ, tỏa mùi hôi thối xa hàng km và thải ra rất nhiều khói đen cùng hóa chất độc hại, khiến người dân xung quanh không dám qua lại.
Xem tiếp...
  

     Hội nghị về khí hậu thất bại vì thiếu tiền

Các nước đang phát triển sẽ cần hàng chục tỷ USD để giảm bớt tác động của ô nhiễm môi trường và đối phó với hậu quả của hiệu ứng nhà kính. Nhưng việc lấy tiền từ đâu đã trở thành vấn đề gây tranh cãi trong các cuộc đàm phán tại Đức.
Xem tiếp...
  

     Châu Á có nguy cơ thiếu lương thực nghiêm trọng

Liên Hợp Quốc khẳng định châu Á có thể đối mặt với tình trạng thiếu lương thực triền miên nếu không tiến hành một cuộc cách mạng triệt để trong thói quen sử dụng nước.
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) và Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) cùng tiến hành nghiên cứu về tình trạng sử dụng nước ở châu Á trong nhiều năm. Hai tổ chức ước tính rằng châu Á sẽ có thêm 1,5 tỷ dân trước năm 2050. Vì thế việc đáp ứng nhu cầu lương thực cho tất cả người dân sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, các chính phủ rất khó mở rộng diện tích đất canh tác. Điều đó có nghĩa là để tăng thêm sản lượng lương thực, chúng ta buộc phải quản lý đất đai và các nguồn nước hiệu quả hơn.
Báo cáo của FAO và IWMI cảnh báo rằng nhiều quốc gia đang phát triển tại châu Á sẽ phải nhập khẩu gạo, ngô và lúa mì từ châu lục khác nếu họ không thay đổi cách thức tưới tiêu. Trong khi đó, giá ngũ cốc sẽ tiếp tục tăng lên do tình trạng không ổn định trên các thị trường lương thực quốc tế.
"Nhu cầu lương thực của châu Á sẽ tăng gấp đôi trước năm 2050. Các chính phủ chỉ có thể dựa vào ngoại thương để đem về những loại ngũ cốc mà họ cần. Nhưng nhập khẩu quá nhiều lương thực sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển", Colin Chartres, tổng giám đốc IWMI, phát biểu.
Theo Chartres, cách duy nhất để thay đổi viễn cảnh đen tối là cải tạo tất cả các hệ thống thủy lợi ở châu Á. Các hệ thống này phụ thuộc vào nước bề mặt, song phần lớn đã xuống cấp trầm trọng do không được cải tạo và nâng cấp. Châu Á sở hữu tới 70% diện tích đất được tưới tiêu của thế giới. Báo cáo cho biết, hàng trăm triệu nông dân phải tự chịu trách nhiệm về việc đưa nước vào đồng ruộng của họ. Phần lớn nông dân chỉ sử dụng những thiết bị bơm nước lạc hậu và không hiệu quả. Tuy nhiên, họ lại có thể lấy một lượng nước không hạn chế vào ruộng khiến các nguồn nước nhanh chóng cạn kiệt.
"Sự thờ ơ của chính phủ đối với tình trạng sử dụng nước hoang phí trong hoạt động thủy lợi khiến mực nước ngầm liên tục giảm mạnh trong vài năm gần đây. Nếu thói quen này vẫn tiếp diễn, khủng hoảng lương thực sẽ bùng phát trên khắp châu Á. Chúng ta điều hiểu rằng khi người dân đói, xã hội sẽ trở nên bất ổn", Tushaar Shah, một nhà khoa học của IWMI, nhận xét.
Báo cáo kết luận rằng các chính phủ châu Á phải hợp tác với khu vực kinh tế tư nhân để nâng cấp các hệ thống thủy lợi, đầu tư vào các biện pháp sử dụng nước hiệu quả và tiên tiến.
"Nếu cứ sử dụng nước bừa bãi như hiện nay, khu vực Nam Á sẽ cần thêm 57% nước để tưới tiêu đồng ruộng, trong khi các nước Đông Á cần thêm 70%. Trong bối cảnh cả đất và nước ngày càng trở nên quý giá như hiện nay, một kịch bản như thế chẳng bền vững chút nào", báo cáo viết.
FAO và IWMI nhấn mạnh rằng các nhà khoa học của họ chưa tính tới tác động của biến đối khí hậu. Chắc chắn tình trạng ấm lên của trái đất sẽ khiến lượng mưa giảm đi trong vài thập kỷ tới.
Xem tiếp...
  

     Rượu vang mất ngon vì khí thải

Rượu vang, niềm tự hào của nước Pháp, sẽ đối mặt với tương lai u ám nếu hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Đan Mạch vào cuối năm không đạt được một thỏa thuận về cắt giảm khí thải.
Xem tiếp...
  

     Dơi khổng lồ có nguy cơ tuyệt chủng

Các nhà khoa học kêu gọi chính phủ Malaysia ban hành lệnh cấm săn bắn loài dơi ăn quả lớn nhất thế giới, bởi số lượng của chúng đang giảm rất nhanh.
Xem tiếp...
  

     Hàng triệu người Nepal đói vì biến đổi khí hậu

Hơn 3,4 triệu người tại Nepal đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng do tình trạng ấm lên toàn cầu.
Xem tiếp...
  

     Châu Âu trong lành hơn nhờ suy thoái

Theo thông báo chính thức trên trang web của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), lượng khí thải mà 27 quốc gia thuộc EU tạo ra đã giảm 1,5% trong năm ngoái. Trong khi đó lượng khí thải của 15 nước thành viên đầu tiên của EU giảm 1,3% trong cùng khoảng thời gian. Xu hướng này đã diễn ra trong 4 năm liên tiếp.
Xem tiếp...
  

     Bắc Cực thách thức quy luật tự nhiên

Theo tính toán của giới khoa học, Bắc Cực sẽ lạnh dần do những thay đổi trong quỹ đạo trái đất khiến nó ngày càng nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn. Nhưng nhiệt độ ở cực bắc của trái đất đã lên tới mức cao nhất trong vòng 2.000 năm.
Xem tiếp...
  

     Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tới Bắc Cực

Để tận mắt chứng kiến những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon vừa tới cực bắc của trái đất.
Xem tiếp...
  

     Anh kêu gọi Việt Nam lên tiếng về biến đổi khí hậu

Phái viên của Anh về an ninh khí hậu cho rằng Việt Nam cần tác động tới kế hoạch toàn cầu về biến đổi khí hậu, bởi nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng ấm lên toàn cầu.
Xem tiếp...
  

     Hải mã tháo chạy vì băng tan ở cực bắc

Hàng nghìn con hải mã đột nhiên xuất hiện tại bờ biển phía tây bắc bang Alaska (Mỹ). Đây là dấu hiệu cho thấy môi trường ở Bắc Cực đang biến đổi mạnh bởi hiệu ứng nhà kính.
Xem tiếp...
  

Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3, 4  [sau]

BẢNG GIÁ VÉ VÀO CỔNG
Giá vé trẻ em: 20.000đ/vé (Đối với người có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 1,3m)



Giá vé người lớn: 40.000đ/vé (Đối với người có chiều cao lớn hơn 1,3m)
Bạn sẽ cho bé đi đâu chơi dịp cuối tuần

 Thăm vườn thú Hà Nội
 Đi công viên chơi
 Đi du lịch xa nhà
 Đi mua sắm ở siêu thị
 Ở nhà thui !



Kết quả
Những thăm dò khác

_VOTING: 45
Thảo luận: 37264
© 2009 - Website thuộc bản quyền của Vườn Thú Hà Nội - Hanoi Zoo    
Địa chỉ: Thủ Lệ - Q. Ba Đình - Hà Nội    
Điện thoại: (84.24) 3834 7395 - 3766 0707 - Fax: (84.24) 3766 3439    
Email: hanoizoo.1976@gmail.com - Website:www.hanoizoo.com    
Phát triển và thiết kế bởi Hãng Truyền Thông APM trên cơ sở NukeVietRC