Vuon thu Ha Noi - Hanoi Zoo | Tin tức | Thiên nhiên & Môi trường | Tin Quốc tế
Liên hệ | English Trang chủ

    Nhện mặt cười kỳ lạ ở Hawaii

Những họa tiết trên lưng một loài nhện tại Hawaii tạo thành hình ảnh giống như khuôn mặt cười của con người.
Xem tiếp...
  

     Hàng tỷ người sẽ thiếu đói vì trái đất nóng lên

Một nghiên cứu cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu thốn lương thực vào năm 2100, do hiệu ứng nhà kính khiến trái đất ấm lên. Viễn cảnh đen tối này có thể xảy ra với xác suất lên tới 90%.
Xem tiếp...
  

     Châu Á hứng chịu nặng hiện tượng khí hậu thay đổi

Năm 2008 khí hậu trái đất lạnh hơn năm trước nhưng vẫn đang nóng lên và thay đổi khí hậu có thể giết chết hàng triệu người tại châu Á, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng này, theo cảnh báo của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO).
Xem tiếp...
  

     Rừng giúp tiết kiệm 13 tỷ USD mỗi năm

Một nghiên cứu tại Anh cho thấy các cánh rừng nhiệt đới đang hấp thụ 20% khí thải CO2 từ khí quyển, giúp con người tiết kiệm khoảng 13 tỷ USD mỗi năm.
Xem tiếp...
  

     Băng tại Nam Cực tan nhanh hơn dự đoán

Các sông băng ở Nam Cực tan chảy với tốc độ và phạm vi lớn hơn nhiều so với tính đoán của giới khoa học và tình trạng này có thể khiến mực nước biển tăng trên khắp hành tinh, nhấn chìm nhà cửa của hàng trăm triệu người.
Xem tiếp...
  

     Rừng treo tại Mỹ

Các kiến trúc sư Mỹ vừa công bố thiết kế tòa nhà đặc biệt mang tên CO2 Scraper để đối phó với tình trạng ấm lên toàn cầu, bằng cách tạo ra những cánh rừng nằm cách mặt đất vài trăm mét.
Xem tiếp...
  

     Động vật dưới nước làm tăng nhiệt độ trái đất

Những động vật kiếm mồi dưới đáy các nguồn nước liên tục thải ra chất nitơ oxit (N2O), một chất khí có khả năng làm tăng nhiệt độ địa cầu.
Xem tiếp...
  

     Thủ tướng Anh 'tạo ra 8.400 tấn khí thải'

Một tạp chí về môi trường tại Pháp cho rằng, Thủ tướng Anh Gordon Brown gián tiếp tạo ra nhiều khí thải carbon hơn các nguyên thủ khác tại châu Âu do ông thường xuyên sử dụng máy bay loại lớn đi công cán.
Xem tiếp...
  

     Biến không khí thành nước tinh khiết

Một công ty của Canada đã chế tạo thành công thiết bị có khả năng “sản xuất” nước tinh khiết từ không khí.
Xem tiếp...
  

     'Sứ giả mùa xuân' có nguy cơ tuyệt chủng

Sau 20 năm nữa, có thể chúng ta sẽ không còn cơ hội chứng kiến cảnh chim én chao liệng trên trời báo hiệu mùa xuân.
Xem tiếp...
  

     Ngộ độc khói than có thể gây chết người

Mỗi năm Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu 10 đến 20 bệnh nhân ngộ độc do hít phải khí than. Bên cạnh những ca tử vong, có không ít người không thể trở lại bình thường do não bị ảnh hưởng.
Xem tiếp...
  

     Nước sạch thành thách thức lớn của châu Á

Tình trạng bùng nổ dân số, quản lý tài nguyên kém, lũ lụt và hạn hán đang biến nước sạch thành thứ xa xỉ đối với hàng trăm triệu dân châu Á.
Xem tiếp...
  

     Kẹo cao su không dính và tự hủy

Loại kẹo cao su đầu tiên trên thế giới không bám dính sau khi sử dụng vừa được bán tại Anh.
Xem tiếp...
  

     Bắc Cực có thể hết băng trong vòng một thập kỷ

Các hình ảnh mới nhất do vệ tinh cung cấp cho thấy, độ dày của băng tại Bắc Cực đã giảm tới mức thấp nhất trong lịch sử. Một số nhà khoa học Mỹ cảnh báo rằng, có thể trong vòng chưa đầy 10 năm nữa, cực bắc của địa cầu sẽ không còn băng.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, diện tích bề mặt có băng tại Bắc Cực đã giảm 444.800 km vuông so với mức trung bình trong khoảng thời gian từ năm 1979 tới năm 2.000. Độ dày của các lớp băng cũng giảm tới mức thấp nhất trong lịch sử.
Walt Meier, một chuyên gia của Đại học Colorado (Mỹ), cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu khiến băng tan nhanh trong hai thập kỷ gần đây. Ông dự đoán Bắc Băng Dương sẽ không còn băng trong khoảng thời gian từ năm 2020 tới 2040. Thậm chí viễn cảnh đó còn có thể xảy ra vào năm 2013.
"Phần lớn chúng ta đều tán thành quan điểm cho rằng băng ở Bắc Cực sẽ biến mất vào mùa hè, vấn đề là khi nào điều đó xảy ra. Nhiệt độ khí hậu tiếp tục tăng lên cùng với lượng CO2 trong khí quyển. Ngay cả khi chúng ta không thải ra CO2 nữa thì nhiệt độ toàn cầu vẫn tăng. Bắc Băng Dương sẽ tiếp tục hấp thu nhiệt khiến băng không ngừng tan chảy", ông nói.
Nhiều nghiên cứu dựa trên mô hình máy tính cho thấy, cực bắc của địa cầu sẽ hết băng trước năm 2037. Cực nam của hành tinh cũng không thoát khỏi tình trạng đó. Các hình ảnh của vệ tinh cho thấy một chiếc cầu băng khổng lồ tại Nam Cực vừa gãy vào tuần trước. Chiếc cầu này giúp cố định vị trí của một khối băng có diện tích bằng một nửa Scotland.
Theo Meier, băng ở Bắc Cực tan nhanh hơn dự báo của giới khoa học vì hiệu ứng nhà kính. Tình trạng đó không chỉ tác động xấu tới gấu Bắc Cực, mà còn làm thay đổi khí hậu trên toàn thế giới. Băng có khả năng phản chiếu tia nắng mặt trời khiến lượng nhiệt mà đại dương hấp thu giảm đi. Khi băng ở một nơi nào đó trên đại dương biến mất, nước sẽ hấp thu nhiều nhiệt hơn.
Hậu quả là băng ở nơi khác tiếp tục tan và diện tích của nước ngày càng mở rộng. Sự tan chảy của băng cũng có thể gây nên tranh chấp giữa các quốc gia trong hoạt động khai thác tài nguyên như dầu mỏ và vận tải đường biển.
Xem tiếp...
  

     Béo phì là hiểm họa đối với hành tinh

Tình trạng thừa cân không chỉ tác động xấu tới sức khỏe của con người, mà còn làm tăng tốc độ biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Xem tiếp...
  

     Nước các sông lớn của thế giới đang cạn dần

Mực nước một số dòng sông quan trọng nhất trên hành tinh đã giảm đáng kể trong hơn 50 năm qua, theo một nghiên cứu quy mô lớn của các nhà khí tượng thủy văn tại Mỹ.
Xem tiếp...
  

Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4  [sau]

BẢNG GIÁ VÉ VÀO CỔNG
Giá vé trẻ em: 20.000đ/vé (Đối với người có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 1,3m)



Giá vé người lớn: 40.000đ/vé (Đối với người có chiều cao lớn hơn 1,3m)
Đánh giá của bạn về Website này?

 Đẹp đấy
 Bình thường
 Không có gì để nói
 Rất tồi



Kết quả
Những thăm dò khác

_VOTING: 52
Thảo luận: 0
© 2009 - Website thuộc bản quyền của Vườn Thú Hà Nội - Hanoi Zoo    
Địa chỉ: Thủ Lệ - Q. Ba Đình - Hà Nội    
Điện thoại: (84.24) 3834 7395 - 3766 0707 - Fax: (84.24) 3766 3439    
Email: hanoizoo.1976@gmail.com - Website:www.hanoizoo.com    
Phát triển và thiết kế bởi Hãng Truyền Thông APM trên cơ sở NukeVietRC